Tốc độ đô thị hóa chóng mặt cùng với việc ra đời của rất nhiều công trình cao tầng, các thiết bị máy móc phát sóng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiễu tín hiệu di động, giảm tốc độ đường truyền GPS. Và điều đó càng trở nên khó khăn khi sử dụng Máy định vị vệ tinh để bắt sóng tín hiệu và xác định vị trí. Vậy nên rất nhiều cá nhân đã bắt đầu có nhu cầu tìm mua Thiết bị kích sóng cho di động GSM. Việc rao bán loại máy kích sóng di động tràn lan đã càng gây can nhiễu cho các mạng viễn thông di động.
Nguyên lí hoạt động của thiết bị nói trên là thu sóng GSM các loại băng tần (tùy theo thiết bị) tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu.
Hầu hết các thiết bị kích sóng rất nhỏ gọn, có thể lắp đặt nhanh chóng với anten thu tín hiệu (lắp đặt bên ngoài nhà) và anten phát tín hiệu (lắp trong nhà).
Các cơ quan chức năng nêu rõ ngay cả các thiết bị kích sóng được cấp giấy chứng nhận hợp quy cũng chỉ có các nhà khai thác mạng thông tin di động được phép sử dụng.
Tuy nhiên, trước thực tế hàng loạt doanh nghiệp, thậm chí là cá nhân
ngang nhiên đua nhau kinh doanh loại thiết bị này, trong đó bán rất
nhiều loại trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có chứng nhận hợp
quy và đang ra sức mời chào trên mạng, nhất là tại các đô thị lớn
như Hà Nội, TP.HCM càng ngày càng khó khăn.
Hài hước hơn, nhiều công ty kinh doanh thiết bị còn tỏ ra “tôn trọng” luật pháp khi dẫn Điều 16 và Điều 39 Luật Tần số Vô tuyến điện để đưa ra khuyến cáo trên website là “các tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị phát lặp vô tuyến điện phải có chứng nhận hợp quy phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn do Bộ TT&TT ban hành; khi lắp đặt và sử dụng tuyệt đối không được gây ra hiện tượng “can nhiễu” đến các mạng di động khác trong phạm vi sử dụng”. Trong khi đó, họ vẫn tùy tiện bán cho bất cứ ai có nhu cầu, kể cả những hộ gia đình tương tự như chuyện bán con cá, mớ rau mà không phải quá lo lắng về sự ràng buộc của quy định pháp luật.
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) khẳng định, về nguyên tắc, chỉ có các doanh nghiệp viễn thông mới được cấp phép sử dụng các thiết bị kích sóng. Vì thế, đối với các cá nhân dùng thiết bị này, Cục Tần số Vô tuyến điện sẽ kiểm tra và yêu cầu ngừng sử dụng.
Còn đối với người bán các thiết bị kích sóng và Máy định vị vệ tinh, nếu những thiết bị đó không được chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn thì cũng vi phạm quy định và Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ TT&TT sẽ xử lí các trường hợp này.
Một số mạng di động như MobiFone cũng đã đưa ra cảnh báo đối với người dùng trên trang web của mình. MobiFone cho biết, trường hợp các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng các thiết bị phát lặp vô tuyến (kích sóng) là vi phạm các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện. Hành vi này có thể bị xử phạt tới mức 30 triệu đồng/thiết bị theo Điều 15, Điều 18 Nghị định 51/2011/NĐ-CP ngày 27/06/2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vô tuyến điện.
Rao bán tràn lan
Từ giữa năm 2012 cho đến nay, thị trường trong nước xuất hiện rầm rộ đủ loại thiết bị có tên gọi là máy kích sóng hoặc tăng sóng di động GSM với ngót 40 loại khác nhau xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc… và có giá bán từ trên 3 triệu cho tới trên dưới 20 triệu đồng tùy loại, thương hiệu, phạm vi độ phủ sóng…Nguyên lí hoạt động của thiết bị nói trên là thu sóng GSM các loại băng tần (tùy theo thiết bị) tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu.
Hầu hết các thiết bị kích sóng rất nhỏ gọn, có thể lắp đặt nhanh chóng với anten thu tín hiệu (lắp đặt bên ngoài nhà) và anten phát tín hiệu (lắp trong nhà).
Kinh doanh tùy tiện thách thức pháp luật
Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng như Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT), các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng các hộ gia đình tự ý mua về sử dụng thiết bị kích sóng chính là nguyên nhân gây can nhiễu sóng di động.Các cơ quan chức năng nêu rõ ngay cả các thiết bị kích sóng được cấp giấy chứng nhận hợp quy cũng chỉ có các nhà khai thác mạng thông tin di động được phép sử dụng.
Hài hước hơn, nhiều công ty kinh doanh thiết bị còn tỏ ra “tôn trọng” luật pháp khi dẫn Điều 16 và Điều 39 Luật Tần số Vô tuyến điện để đưa ra khuyến cáo trên website là “các tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị phát lặp vô tuyến điện phải có chứng nhận hợp quy phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn do Bộ TT&TT ban hành; khi lắp đặt và sử dụng tuyệt đối không được gây ra hiện tượng “can nhiễu” đến các mạng di động khác trong phạm vi sử dụng”. Trong khi đó, họ vẫn tùy tiện bán cho bất cứ ai có nhu cầu, kể cả những hộ gia đình tương tự như chuyện bán con cá, mớ rau mà không phải quá lo lắng về sự ràng buộc của quy định pháp luật.
Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) khẳng định, về nguyên tắc, chỉ có các doanh nghiệp viễn thông mới được cấp phép sử dụng các thiết bị kích sóng. Vì thế, đối với các cá nhân dùng thiết bị này, Cục Tần số Vô tuyến điện sẽ kiểm tra và yêu cầu ngừng sử dụng.
Còn đối với người bán các thiết bị kích sóng và Máy định vị vệ tinh, nếu những thiết bị đó không được chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn thì cũng vi phạm quy định và Cục Viễn thông, Thanh tra Bộ TT&TT sẽ xử lí các trường hợp này.
Một số mạng di động như MobiFone cũng đã đưa ra cảnh báo đối với người dùng trên trang web của mình. MobiFone cho biết, trường hợp các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng các thiết bị phát lặp vô tuyến (kích sóng) là vi phạm các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện. Hành vi này có thể bị xử phạt tới mức 30 triệu đồng/thiết bị theo Điều 15, Điều 18 Nghị định 51/2011/NĐ-CP ngày 27/06/2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vô tuyến điện.
Theo ICTnews
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét